Cách nhân giống lan Đai Châu, Nghinh Xuân, Ngọc Điểm hiệu quả

Cách nhân giống lan Đai Châu đơn giản, hiệu quả (2022)

Gần dịp Tết đến xuân về, trong những vườn lan của mỗi người chơi lan sẽ có nhiều loại lan khoe sắc.

Trong số đó, sẽ rất thiếu sót nếu như không nhắc đến dòng lan Đai Châu đầy màu sắc và hương thơm.

Lan Đai Châu với đặc tính ra hoa vào mùa xuân. Nên không khó hiểu, khi rất nhiều người muốn nhân giống thật nhiều, để có hoa nở khắp vườn.

Thấu hiểu được niềm mong mỏi ở trên!

Trong bài viết hôm nay, Nghiện Lan xin được chia sẻ cùng các bạn: cách nhân giống lan Đai Châu đơn giản và hiệu quả.

Thời gian phù hợp và cách chọn cây Đai Châu để nhân giống

thời gian phù hợp và cách chọn cây giống để nhân giống Đai Châu
Để nhân giống lan Đai Châu đạt hiệu quả cao, thì bạn phải có một giống lan thật tốt.

Lan giống Đai Châu cần đảm bảo, to khỏe, không gặp phải các vấn đề về sâu bệnh.

Còn về thời gian nhân giống, theo mình phù hợp nhất sẽ là vào mùa xuân, sau khi hoa nở. Thời điểm ấy sẽ là thời điểm lý tưởng để bạn nhân giống.

Chọn cây giống đúng cách và thời gian phù hợp, là hai bước đầu khá quan trọng. Chúng quyết định giò lan sau khi được nhân giống có khỏe mạnh hay không, vì thế, bạn lưu ý hai yếu tố trên nhé!

Các phương pháp nhân giống lan Đai Châu thường gặp

các phương pháp nhân giống Đai Châu - Ngọc Điểm thường gặp

Theo như mình tìm hiểu, và áp dụng thử trong vườn. Thì có 3 phương pháp hay được sử dụng, và cũng dễ áp dụng nhất. Đó là:

  • Nhân giống tự nhiên
  • Nhân giống theo phương thẳng đứng
  • Nhân giống theo phương pháp ép cây mẹ đẻ cây con.

Dụng cụ cần chuẩn bị để nhân giống lan Đai Châu

Để tiết kiệm thời gian, cũng như đảm bảo quá trình nhân giống được suôn sẻ. Thì bạn cần có các dụng cụ cần thiết sau để thực hiện:

  • Keo liền sẹo Tree Seal
  • Cồn 90 độ
  • Dao lam
  • Thuốc kích nảy mầm
  • Giá thể trồng lan
  • Phân bón
  • Que nẹp, dây buộc
  • Dây điện, dây đồng loại nhỏ.

Tiến hành nhân giống lan Đai Châu đúng kỹ thuật

tiến hành nhân giống lan Đai Châu đúng kỹ thuật

Như mình đã nêu ở trên, có 3 phương pháp nhân giống lan Đai Châu cơ bản, đơn giản. Sau đây, mình sẽ đi cụ thể từng phương pháp:

#1. Phương pháp nhân giống tự nhiên

Chọn cây giống thật khỏe ít nhất từ 3 năm tuổi trở lên. Sau đó dùng nẹp tre để cố định và đè cho cây nằm ngang, thật thẳng.

Vì nhược điểm của phương pháp này là dễ làm cây bị cong, bị mất dáng. Vậy nên bạn đè càng chắc chắn thì cây ít bị mất dáng nhất.

Trong quá trình đè nẹp lan, nhớ để cây ở trên một lớp vụn xơ dừa hoặc lớp rêu chi le mỏng. Rồi tiến hành để cây ở nơi râm mát với độ ẩm vừa phải.

Ngoài ra, bạn cần sử dụng thêm thuốc kích thích cần thiết là Atonik + B1.

Sau một thời gian duy trì chăm sóc và sử dụng thuốc kích rễ 1 tuần / 1 lần. Cây sẽ dần xuất hiện những mầm non tại các mắt ngủ của lan.

#2. Phương pháp nhân giống theo phương thẳng đứng

Bạn treo ngược giò lan Đai Châu lên giàn treo, hoặc cành cây cách mặt đất khoảng 2 m.

Hãy để phần ngọn của cây lan hướng xuống đất. Rồi dùng tre nẹp phần giá thể lại với thành chậu sao cho giá thể k bị rớt khi úp ngược.

Tiến hành chăm sóc bình thường với chế độ nước tưới đầy đủ. Nếu cần thiết, thì có thể bổ sung thêm thuốc kích nảy mầm tương tự ở trên.

Với phương pháp này, mầm cây có thể ra thêm từ gốc lan. Tuy nhiên thân mẹ sẽ hơi bị cong, do đó bạn cần nẹp cây để khắc phục tình trạng bị cong này.

#3. Phương pháp ép cây mẹ đẻ cây con

Dùng 2g NPK 20-20-20 kết hợp 2cc Atonik và 3cc Rootplex hòa chung trong 1 lít nước để phun ép cây mẻ đẻ cây con.

Tiến hành phun dịch ở phần gốc cây, với tần suất 5 lần/ ngày và duy trì trong 1 tuần. Sau khi phun thuốc thì không tưới nước thêm ở các ngày khác, để cây hấp thụ hết thuốc.

Kế tiếp, lấy lõi dây đồng mềm, quấn ở trên mắt ngủ của cây lan khoảng 2cm, rồi thít chặt dần. Đến khi dây đồng hằn sâu vào bên trong khoảng 1 mm là dừng thít và cố định vòng thít.

Giai đoạn này bạn cần tưới nước lại đầy đủ, kết hợp phân bón kích thích cho cây khoảng 5 – 7 ngày / 1 lần.

Cứ chăm sóc liên tục như vậy khoảng 3  – 4 tuần, thì cây mẹ sẽ nhú chồi con tại mắt ngủ.

Những lưu ý chăm sóc sau khi nhân giống lan Đai Châu thành công

các lưu ý chăm sóc cây con Đai Châu sau khi nhân giống thành công
Cây con lan Đai Châu sau khi được tách ra, cần được chăm sóc và bảo quản cẩn thận

Lan sau khi được nhân giống, dù là ở trong phương pháp nào, cũng cần được theo dõi thật kỹ.

Khi lan bắt đầu ra mầm non. Bạn cần bảo vệ và chăm sóc để mầm nhanh lớn và không bị tổn thương.

Khi chồi non đạt kích thước từ 7 – 10cm, các chùm rễ phát triển mạnh. Thì bạn có thể tiến hành tách cây non ra, rồi trồng qua một chậu mới.

Lưu ý: trong quá trình chăm sóc lan Đai Châu còn non. Cần để lan ở nơi thoáng mát, tránh nắng, mưa để không xảy ra tình trạng lan Đai Châu bị vàng lá và các bệnh khác.

Và đó cũng là những lưu ý cuối cùng về cách nhân giống lan Đai Châu.

Hi vọng với những phương pháp trên, bạn sẽ nhân giống được thật nhiều những chậu lan Đai Châu khỏe mạnh.

Chúc bạn thành công và xin được đồng hành ở các bài viết kế tiếp!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *