Lan Đai Châu bị vàng lá không chỉ là vấn đề nan giải của những người mới tập chơi lan. Mà những người chăm sóc giống lan này lâu năm, cũng có thể gặp phải nếu không trông nom vườn lan kỹ càng.
Việc cây Đai Châu bị vàng lá không chỉ giảm giá trị về thẩm mĩ. Mà còn có thể gây bệnh lý khác khi cầy chết dần nếu không chữa trị kịp thời.
Hiểu được những trăn trở, chủ đề hôm nay Nghiện lan muốn mang đến với các bạn chính là:
Cách nhận biết và khắc phục, lan Đai Châu bị vàng lá, héo lá.
Cách nhận biết lan Đai Châu bị vàng lá
Đầu tiên, bạn phải nắm bắt và nhận biết được tình trạng của lan đang như thế nào? Nếu bị vàng lá, héo lá thì nếu để ý kĩ một chút, chúng ta vẫn sẽ nhận ra được bằng mắt thường khi cây mới bị nhẹ.
Cây khi mắc bệnh này, thường có sự khác biệt về màu sắc lá so với các cây khác trong vườn.
Thông thường, thân, lá sẽ chuyển từ xanh đậm sang ám vàng. Đặc biệt, phần cuống lá hoặc những lá ở gần gốc nhất sẽ bị vàng đầu tiên.
Nếu bạn không xử lí kịp thời, bệnh sẽ lan ra các cặp lá còn lại. Khi để cây lan dần sang cặp lá thứ 2-3, thì tình trạng của lan sẽ rất khó hồi phục.
Vẫn có trường hợp lan may mắn cấp cứu được và lấy lại dần sức sống. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy là không nhiều. Lúc đó, việc bạn phải mua cây lan mới về trồng lại là điều khó tránh khỏi.
Tham khảo thêm: Các giống lan Ngọc Điểm (Đai Châu) đẹp và giá lan Ngọc Điểm mới nhất.
Nguyên nhân dẫn đến lan Đai Châu bị vàng lá, héo lá
Sau khi đã nhận biết được lan mắc bệnh, việc tiếp đến bạn phải hiểu được, căn bệnh này từ đâu mà có. Qua đó, rút ra được kinh nghiệm, để tránh lặp lại lần sau.
Bệnh vàng lá, héo lá ở lan Đai Châu, chủ yếu là do các yếu tố sau đây:
#1. Điều kiện môi trường không đảm bảo
Bạn cần phải để ý xem, các điều kiện như ánh sáng, độ ẩm, hay nhiệt độ trong vườn nhà mình, đã đạt yêu cầu hay chưa?
Vì chúng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng lá, héo lá ở lan Đai Châu. Đây là cơ chế tự vệ thường thấy, để cây dần thích nghi với điều kiện bất lợi.
Tuy nhiên, đa phần là cây sẽ ‘’ra đi’’ luôn mà không kịp thích nghi với điều kiện đó. Vì thế, tốt nhất là bạn nên khắc phục ngay mà ko nên để cây “tự sinh, tự diệt”.
#2. Lực cây yếu, không khỏe mạnh
Yếu tố tiếp đến, có thể sẽ đến từ việc chăm sóc lan của bạn chưa hiệu quả. Điều này, khiến cây yếu ớt, èo ọt, xanh xao, vàng lá…Không có sức sống.
Bạn cần xem lại, chế độ phân thuốc, hay lượng nước tưới đã chuẩn chưa?
Ngoài ra, các bộ phận trên lan cũng có thể đang gặp các vấn đề, như rễ bị đứt, hoặc thối…
#3. Do sâu bệnh, nấm khuẩn
Nấm khuẩn gây bệnh luôn là kẻ thù số một của các loài hoa lan nói chung, không riêng gì lan Đai Châu (lan Tai Trâu).
Vì thế, chúng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề vàng, héo lá ở lan Đai Châu.
Qua các nguyên nhân nêu trên, bận nên xác định được, lan của chúng ta đang nằm ở trường hợp nào. Qua đó, tìm ra hướng xử lí phù hợp nhất nhé!
Cách khắc phục lan Đai Châu bị vàng, héo lá ở gốc
Điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp
Khi đã hiểu rõ vấn đề là cách chăm sóc chưa đúng, bạn phải điều chỉnh lại. Để chúng không phát bệnh nặng hơn.
Bạn cần tưới nước đầy đủ, từ 1 – 2 lần vào mùa khô, thậm chí là nhiều hơn, nếu điều kiện khí hậu quá nóng bức.
Đặt lan ở nơi khô thoáng, không quá ẩm, và không được để nước đọng lại trên lá. Về ánh sáng, nên là ánh sáng tán xạ, dưới gốc cây, hoặc qua tấm lưới đen che lan.
Tránh ánh nắng trực tiếp, lượng sáng phù hợp nhất là từ 60 – 70%.
Còn nhiệt độ, bạn cố gắng duy trì từ 28 – 32 độ C là tốt nhất, mùa lạnh từ 16 – 22 độ C là lí tưởng.
Sử dụng thuốc nếu cây bị nấm bệnh
Thường thì các loại nấm và mầm bệnh, đến từ điều kiện chăm sóc chưa tốt. Có thể kể đến như: độ ẩm quá cao, lượng nước tưới quá nhiều, khiến lan bị úng…
Ngoài ra, những tổn thương từ các vết xước trên thân lá, cũng sẽ là nơi lí tưởng để các loại nấm bệnh, vi khuẩn tấn công.
Nếu phát hiện Đai Châu vàng, héo lá do nấm bệnh thì bạn tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Di chuyển lan đến nơi thoáng mát, khô ráo và ít độ ẩm hơn.
- Bước 2: Xử lí các lá bị vàng, héo bằng dao lam đã sát khuẩn bằng cồn.
- Bước 3: Bôi keo liền sẹo Tree Seal lên vết cắt, để tránh vi khuẩn xâm nhập qua đường vết cắt, và làm khô nhanh vế thương trên lá.
- Bước 4: Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để diệt nấm bệnh, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Các loại thuốc phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Tiano Super 600SE (hiệu Citizen); Marthian 90SP; Nano kito 2,6SL…
- Bước 5: Ngưng tưới nước trong thời gian điều trị bệnh, từ 3 – 5 ngày. Hết 5 ngày, bạn tưới chậm dưới dạng phun sương.
Và đó cũng là những chia sẻ cuối cùng trong chủ đề lần này!!
Với những kiến thức khá chi tiết ở trên. Nghiện Lan hy vọng bạn sẽ xử lí được căn bệnh vàng lá gốc ở lan Đai Châu một cách dễ dàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra, cũng như có một chế độ chăm sóc lan thật khoa học, để đề phòng các loại sâu bệnh gây hại khác nữa nhé!