Lan Vanda khi ghép vào gỗ là một trong những cách trồng tương đối phức tạp.
Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện thành công! Thì thành quả thu về sẽ vô cùng ngọt ngào. Đó là những giò lan Vanda siêu đẹp và đậm chất nghệ thuật.
Để giúp bạn biết cách ghép lan Vanda vào gỗ đúng cách. Nghiện Lan xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ trong bài viết dưới đây.
Những sai lầm trong cách ghép lan Vanda vào gỗ hay mắc phải
Nhiều người mới chơi lan đều cho rằng: ghép lan Vanda lên gỗ chỉ đơn giản là kiếm 1 khúc gỗ, rồi dùng dây buộc lan Vanda thế là xong.
Thực tế không đơn giản như vậy!
Mình thừa nhận lan Vanda là một trong những giống lan khá dễ sống. Tuy nhiên, nếu bạn làm cẩu thả như trên, thì chẳng mấy chốc cây cũng bệnh tật mà chết.
Sau đây, là những sai lầm mà mình thấy người chơi hay gặp phải nhất.
Chọn gỗ ghép lan không đúng

Không phải tất cả các loại gỗ đều phù hợp để trồng Vanda.
Nếu bạn chọn các loại gỗ có tinh dầu, hoặc có các độc tố khác,…Thì cây Vanda không sớm thì muộn cũng sẽ ra đi.
Các loại gỗ mà bạn cần phải tránh xa ngay từ ban đầu là: Gỗ mít, gỗ sầu riêng, gỗ cao su,.. dù là tươi hay khô đều có độc tố gây chết cây.
Các loại gỗ phù hợp khi ghép là: gỗ lũa, gỗ nhãn, gỗ cây lộc vừng, và một số ít gỗ không có độc tố khác.
Cá nhân mình nếu phải ghép Vanda lên gỗ, thì mình sẽ ưu tiên chọn gỗ lũa. Vì nó có tính thẩm mỹ cao và có độ bền bỉ nhất.
Quên xử lý giá thể gỗ trước khi ghép

Đây là một trong những sai lầm rất phổ biến mà mình thấy người chơi lan hay mắc phải.
Khi bạn không xử lí gỗ trồng thật tốt, đồng nghĩa với việc bạn phó mặc cho cây có thể bị nấm bệnh, vi khuẩn, virus tấn công khi còn yếu.
Lời khuyên chân thành của mình là: bạn vẫn nên khử trùng giá thể. Bằng cách ngâm với nước vôi từ 2 – 3 ngày, rồi mới đem đi trồng.
Quên xử lý cây giống trước khi ghép

Tâm lí của nhiều người mới chơi lan là sợ cây chết, nên đã vội mang đi trồng. Điều này tưởng chừng tốt cho lan nhưng lại vô tình lại gây hại.
Nếu bạn xử lí cây giống không tốt, cây cũng dễ bị nấm bệnh tấn công do bị xây xát.
Vậy nên, lời khuyên của mình là bạn nên cắt tỉa hết các lá, rễ bị dập đã bị khô.
Ngoài ra, để chắc ăn hơn bạn cũng nên xử lí cây giống, bằng cách ngâm trong nước vôi trong từ 30 – 40 phút.
Chọn thời điểm ghép không thích hợp
Mặc dù lan Vanda là giống ra hoa quanh năm, không có mùa nghỉ. Nên có thể trồng ở các thời điểm khác nhau trong năm.
Tuy nhiên, khi ghép lên gỗ, cây sẽ khó giữ ẩm hơn rất nhiều. Vậy nên bạn cần chọn thời điểm ghép phù hợp thì cây mới dễ sống.
Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên ghép cây ở đầu tháng 10 âm lịch. Vì khoảng thời gian này khí hậu nóng ẩm rất tốt cho Vanda.
Để các bạn không mắc những sai làm trên. Mình xin tóm tắt lại cách ghép để bạn dễ dàng thực hiện theo
Cách ghép lan Vanda vào gỗ đúng kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn vật dụng trồng lan đầy đủ. Bao gồm: móc treo, dây rút, đũa gỗ, máy khoan, máy bắn ghim, kìm cắt, dớn Chile…
Bước 2: Xử lí giá thể trồng lan và cây giống trước khi trồng.
Bước 3: Thực hiện ghép lan Vanda lên gỗ theo công đoạn sau:
- Bỏ 1 ít dớn mỏng Chile tại vị trí cần ghép lan để giữ ẩm.
- Đặt cây giống Vanda nằm bên trên dớn Chile, sao cho rễ hướng ra ngoài.
- Dùng dây rút để quấn ngang, ôm lấy thân Vanda và tiếp xúc với dớn Chile.
- Lấy súng bắn ghim bắn 2 đầu dây rút để dây rút cố định thân Vanda chắc chắn nhất.
- Tại các vị trí không thể bắn ghim, thì hãy khoan lỗ để đóng đũa gỗ rồi cố định cây lan vào đũa gỗ bằng dây rút.
- Cuối cùng, tiến hành cắt dây rút thừa và đũa gỗ thừa, để giúp giò lan thêm thẩm mỹ.
Lan Vanda sau khi ghép xong, thì cần phải được mang ra giàn treo để chăm sóc thật chu đáo.
Nếu bạn muốn tìm hiểu cách chăm sóc lan Vanda đúng cách. Thì mình đã có bài viết trước đây khá đầy đủ để bạn tham khảo.
Hy vọng với kiến thức mà mình chia sẻ, bạn sẽ ghép được những giò Vanda lên gỗ đậm chất nghệ thuật.
Đừng quên ghé thăm Nghiện Lan thường xuyên, để đón đọc những kinh nghiệm chăm lan hay nhất nhé!